Trước sáu tháng tuổi, khi cơ thể của bé còn quá non nớt và chưa có đủ kháng thể. Phần lớn cơ thể bé được bảo vệ bằng số kháng thể của người mẹ truyền qua lúc đang mang thai và trong nguồn sữa mẹ. Chính vì vậy, nên sức đề kháng của bé còn cực kỳ yếu trong giai đoạn này. Những bệnh trẻ sơ sinh thường gặp nhất cũng xuất hiện do hệ miễn dịch của bé còn cực kỳ yếu.
Những bệnh trẻ sơ sinh thường gặp về đường hô hấp
Bệnh cảm lạnh
Đây là bệnh thường thấy nhất ở người trẻ nhỏ. Do cơ thể trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với virus trong không khí và thời tiết thay đổi thất thường. Hễ có sự biến đổi nhẹ, mẹ có thể thấy bé khó thở, khò khè, thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi hoặc chảy nước mũi nhiều, bé hay quấy khóc hơn thường ngày.
Nếu nhận thấy những biển hiện này mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ có các bé. Chú ý mặc quần áo đủ ấm cho con, đặc biệt là ở các bộ phận nhạy cảm như: bụng, cổ, ngực, tay, châm. Sau đó, mẹ có thể sử dụng các biện pháp nhẹ nhàng như nước muối sinh lý loại nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ 2 – 3 giọt cho bé theo hướng dẫn sử dụng. Đồng thời tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.
Bênh viêm đường hô hấp trên
Đây là bệnh do virus gây nên. Thường gây ra một số bệnh như viêm mũi, viêm họng, hoặc viêm amidan hoặc viêm tai giữa. Đối với những bệnh này nên cho bé đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi và không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là bệnh thuộc nhóm đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh. Đây là một trong số những bệnh nguy hiểm. Viêm phổi ở trẻ nhỏ dễ biến chuyển nhanh và gây biến chứng do sức đề kháng của trẻ còn quá yếu. Bé có biểu hiện kém bú hoặc bỏ bú, xảy ra sốt li bì, có thể bị khó thở hoặc thở rít. Nếu nhận thấy một số biểu hiện này thì cha mẹ nên cho bé tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Những bệnh trẻ sơ sinh thường gặp ngoài da
Bệnh vàng da do sinh lý
Biểu hiện của bệnh vàng da do sinh lý là các vùng da ở ngực, tay, chân sẽ bị vàng trong khoảng 2 – 3 ngày. Những trẻ bị vàng da bệnh lý vẫn bú và ngủ tốt. Những biểu hiện này sẽ tự hết do cơ thể bé tự có khả năng đào thải. \
Bệnh vàng da bệnh lý
Cơ thể bé có nhiều vùng da bị vàng, và kèm theo một số biểu hiện lạ như phân bị bạc màu, lá lách to, và các vùng da bị vàng kéo dài, không thể tự hết được. Để điều trị bệnh này có thể do trẻ bị tán huyết, các bệnh liên quan đến gan, tắc nhiễm trùng. Nên ba mẹ hãy cho trẻ đi khám với bác sĩ nhi để điều trị kịp thời.
Bệnh hăm tã
Để tăng sự tiện lợi khi chăm sóc bé, cha mẹ thường có thói quen mặc bỉm cho con. Nhưng nếu cha mẹ sử dụng bỉm ở tần suất quá nhiều mà không chú ý vệ sinh cho bé thì rất có khả năng bé sẽ bị hăm tã. Khi bị hăm, vùng da đóng bỉm của bé có thể bị đỏ ửng hoặc rộp nước khiến trẻ đau rát. Có thể dẫn đến trầy xước da. Ba mẹ hãy chú ý da của bé lúc nào cũng được thông thoáng. Khi bị hăm tã, mẹ có thể bôi một số loại thuốc chống hăm da phù hợp với trẻ nhỏ. Đặc biệt, cần tránh để bé gãi ngứa gây vết thương hở dẫn đến nhiễm trùng.
Xem thêm
>> Sữa tắm gội thảo dược thiên nhiên cho bé
>> Cách sử lý các bệnh ngoài da trẻ thường gặp phải
Trên đây là những bệnh trẻ sơ sinh thường gặp khi sức đề kháng cơ thể bé còn quá yếu và làn da bé vô cùng mỏng manh. Các mẹ cần lưu ý thật kỹ và chuẩn bị hành trang chăm sóc bé yêu tốt nhất.