Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ có thể hiểu một cách đơn giản là tất tần tật các công đoạn để một thực phẩm được công nhận và cấp giấy chứng nhận là thực phẩm hữu cơ. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch mong muốn có được giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ. Giấy chứng nhận này không chỉ giúp doanh nghiệp chứng minh được chất lượng thực phẩm, mà còn nâng cao thương hiệu và có giá trị thương mại rất cao. Dưới đây là quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam.
Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ chuẩn pháp luật
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hữu cơ
Khi mong muốn thực phẩm của mình đạt tiêu chuẩn hữu cơ, đầu tiên bạn cần thực hiện nộp hồ sở đăng ký chứng nhận thực phẩm hữu cơ Việt nam. Trong hồ sơ bao gồm:
- 01 bản đăng ký chứng nhận hữu cơ
- 01 bản sao có chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng giao đất của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản kế hoạch xây dựng hệ thống sản xuất hữu cơ, bao gồm cả mẫu bao bì sản phẩm và thông tin về bao bì sản phẩm.
- Các thông tin cần biết khác để chứng minh rằng sự hành động tuân thủ quy tắc sản xuất hữu cơ với quy định sản xuất hữu cơ của hộ sản xuất.
- Hồ sơ và các tài liệu cần thiết khác.
Bước 2: Chuẩn bị đánh giá – Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ
Điều này căn cứ theo hồ sơ đăng ký chứng nhận của đơn vị mong muốn được chứng nhận hữu cơ. Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh giá và chi tiết chương trình đánh giá.
Bước 3: Tiến hành đánh giá
Các thành viên trong đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định các thực phẩm được nuôi trồng và chăm sóc theo chất lượng thực tế. Cần có sự phù hợp giữa hồ sơ và chất lượng thực tế, nếu thấy có điểm không phù hợp cần kiến nghị để sửa chữa ngay. Trong khi kiểm tra chứng thực tiêu chuẩn tại thực tế để đánh giá và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ sau đánh giá, kết luận công tác đánh giá
Để đảm bảo việc đánh giá và quy trình cấp giấy chứng nhận được khách quan công bằng, tổ chức chứng nhận thực hiện thẩm xét toàn bộ hồ sơ trong quá trình đánh giá trước khi đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận – Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ
Khi hồ sơ đủ chất lượng và các giấy tờ được chuẩn bị đầy đủ, qua quá trình đánh giá thực trạng tương đồng với nội dung trên hồ sơ. Các thành viên trong ban kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận nếu nhận định thực phẩm đủ tiêu chuẩn. Và cho phép doanh nghiệp sử dụng dấu hữu cơ trên thực phẩm đã được kiểm định. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là không quá 02 năm kể từ ngày được cấp.
Bước 6: Đánh giá giám sát
Bước đánh giá giám sát là bước được thực hiện sau khi đơn vị được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Hoạt động đánh giá giám sát này có thể được thực hiện khi có báo trước hoặc không cần báo trước cho đơn vị sản xuất. Trong thời gian giấy chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực, tổ chức sẽ tiến hành giám sát không quá 12 tháng 1 lần với các tiêu chí và nội dung giám sát y như lần đầu thẩm định.
Bước 7: Đánh giá lại hoạt động sản xuất
Hoạt động đánh giá lại được thực hiện khi các cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ khi đã hết hiệu lực. Đối với cơ quan kiểm soát có thẩm quyền, sẽ có trách nhiệm thông báo cho đơn vị sản xuất trước 03 tháng khi giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về chứng nhận thực phẩm hữu cơ Natrue của Châu Âu
- Tổng hợp các chứng nhận hữu cơ phổ biến hiện nay
Trên đây là toàn bộ quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, kính mời Quý độc giả xem thêm tinh chất tràm trà hữu cơ ngay tại đây.